Thứ Hai, Tháng 2 24, 2025
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Tales by Chapter đồng hành chuyển hướng “xanh” Net Zero

Bốn năm sau khi Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26, câu hỏi đặt ra là: doanh nghiệp đã và đang làm gì để góp phần hiện thực hóa mục tiêu này khi nhiều thách thức từ nguồn lực tài chính, công nghệ cho đến nhận thức và sự đồng lòng của toàn xã hội vẫn còn đó?

Biến đổi khí hậu không còn là cảnh báo xa vời mà đã tác động trực tiếp đến đời sống, nông nghiệp, kinh tế và hệ sinh thái. Để đối phó với tình trạng này, chính phủ Việt Nam đã đưa ra hàng loạt chính sách như: Chiến lược Tăng trưởng xanh quốc gia, chương trình trồng 1 tỷ cây xanh và khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới mô hình phát triển bền vững.

Bên cạnh những chuyển động mạnh mẽ từ khối Nhà Nước, khu vực tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng. Cam kết Net Zero tạo động lực để doanh nghiệp chuyển đổi, nhưng hành trình này không dễ dàng khi các ngành kinh tế phải cắt giảm phát thải mà vẫn duy trì tăng trưởng. Một trong những giải pháp hiệu quả và thực tiễn là gia tăng độ che phủ của cây rừng, giúp phục hồi hệ sinh thái và hấp thụ CO₂ – một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. 

Hiện nay, các chương trình phục hồi rừng không chỉ đơn thuần là tăng độ che phủ mà còn hướng tới những mục tiêu bền vững hơn như bảo vệ đa dạng sinh học, tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương và phục hồi những khu vực rừng bị suy thoái. “Rừng Xanh Lên” và “Hồi sinh đại ngàn” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) khởi xướng là một trong những chương trình như thế. Trong khi, Rừng Xanh Lên tập trung phục hồi các diện tích rừng ở Tây Bắc, “Hồi sinh đại ngàn” hướng tới phục hồi rừng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Kon Hà Nừng, với mục tiêu trồng lại các loài cây bản địa và khôi phục hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi canh tác nương rẫy. Việc trồng rừng không chỉ giúp hấp thụ CO2 mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Mỗi Bữa Ăn = Một Cây Rừng

Hòa chung với sứ mệnh hướng tới Net Zero, Tales by Chapter đã đồng hành cùng PanNature và “Hồi sinh đại ngàn” để phục hồi một số diện tích rừng sau nương rẫy cho cộng đồng ở Kon Pne, Gia Lai. Không chỉ đơn thuần là một nhà tài trợ, Tales by Chapter còn mong muốn lan tỏa tinh thần phát triển bền vững theo một cách gần gũi và thiết thực hơn: mỗi bữa ăn tại Tales sẽ góp phần trồng một cây xanh, để nhiều doanh nghiệp và cá nhân cùng chung tay trong hành trình giảm phát thải và phục hồi thiên nhiên.

Dự án này không chỉ đánh dấu sự hợp tác giữa một tổ chức bảo tồn thiên nhiên và một doanh nghiệp ẩm thực tiên phong theo mô hình zero-waste, mà còn là một ví dụ điển hình về cách mà các doanh nghiệp có thể đóng góp vào hành trình Net Zero theo cách riêng của mình. Trong khi PanNature phụ trách quy hoạch, chọn lựa cây trồng và giám sát quá trình phục hồi, Tales by Chapter cam kết huy động nguồn lực từ chính hoạt động kinh doanh của mình để tài trợ cho dự án đồng thời đảm nhận vai trò kết nối – biến việc trồng rừng không còn là một khái niệm xa vời, mà trở thành một phần trong trải nghiệm ẩm thực hàng ngày.

Net Zero: Lời cam kết dài hạn cho tương lai bền vững

Chia sẻ về cam kết Net Zero, TS Vũ Tiến Lộc – Cố Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) từng khẳng định: “Thực hiện đường lối của Đảng và chương trình Nghị sự năm 2030 của Liên hợp quốc, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển bền vững 2011 – 2020, chương trình hành động quốc gia, lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam đã xác định mô hình phát triển là kinh tế xanh, xã hội xanh, lối sống xanh, thúc đẩy tiêu dùng bền vững, xanh hoá quá trình chuyển đổi theo hướng phát triển bình đẳng, bao trùm, nâng cao khả năng chống chịu.”

Hơn cả một dự án trồng rừng, Tales by Chapter mong muốn khơi gợi nhận thức về Net Zero thông qua những hành động cụ thể. Từ cách lựa chọn nguyên liệu tại nông trại đa dạng sinh học ở Đà Lạt, đến quy trình xử lý nguyên vật liệu cũng được tối ưu với nguyên tắc “từ gốc đến ngọn”, đảm bảo không một phần thực phẩm nào bị lãng phí. Mỗi chi tiết trong cách vận hành của Tales đều gắn liền với triết lý phát triển bền vững, phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước.

Anh Quang Dũng, Co-Founder & CEO của Tales, chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng mỗi hành động nhỏ đều có giá trị trong bức tranh lớn của Net Zero. Một bữa ăn có thể không thay đổi thế giới ngay lập tức, nhưng nếu đủ nhiều người cùng hành động, chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự. Hợp tác với PanNature không chỉ là một dự án trồng rừng đơn thuần, mà còn là lời cam kết dài hạn của Tales đối với một tương lai bền vững.

Hành trình Net Zero là một thử thách lớn nhưng không phải là bất khả thi. Những doanh nghiệp như Tales đang chứng minh rằng kinh doanh xanh không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để đổi mới và tạo ra giá trị thực sự cho cộng đồng. Và với những bước đi kiên định, hy vọng rằng trong tương lai, sẽ có nhiều doanh nghiệp khác cùng chung tay để biến cam kết Net Zero thành hiện thực.

Theo nguồn PanNature

Bài liên quan

Bài xem nhiều nhất